Dược liệu Bạch Linh

41 views

  • Tên gọi khác: Phục linh, Bạch phục linh, Nấm lỗ.
  • Tên khoa học: Poria cocos (Schw.) Wolf – Polyporaceae
  • Tên dược: Sclerotium Poriae Cocos
  • Họ: Nấm lỗ (danh pháp khoa học: Polyporaceae)

Mô tả dược liệu bạch linh

  1. Đặc điểm nấm phục linh

Bạch phục linh là loại nấm mọc ký sinh xung quanh rễ của cây thông. Loại nấm này có hình khối, nặng từ 3 – 5kg tuy nhiên một số cây có thể nhỏ chỉ bằng nắm tay. Mặt ngoài có màu nâu đen hoặc màu nâu, bề mặt lồi lõm và có nhiều vết nhăn.

  1. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây nấm bạch linh được sử dụng làm thuốc:

  • Phục linh bì: Lớp ngoài cùng của nấm, vỏ ngoài thường có một mặt màu trắng/ nâu nhạt và một mặt màu nâu đen.
  • Phục linh khối: Phục linh khối là phần còn lại của nấm phục linh sau khi tách vỏ ngoài. Phục linh khối thường có màu nâu nhạt, hồng nhạt hoặc màu trắng.
  • Xích phục linh: Là phần màu đỏ hoặc nâu nhạt của nấm.
  • Bạch phục linh: Là phần màu trắng bên trong của nấm.
  • Phục thần: Là phần nấm ôm lấy đoạn rễ của cây thông.
  1. Phân bố

Bạch linh phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Vào năm 1977 có tìm thấy nấm bạch linh tại Đà Lạt ở nước ta nhưng số lượng còn hạn chế và chưa được khai thác nhiều.

  1. Thu hái – sơ chế

Nấm phục linh thường được thu hái vào tháng 7 – 9 hằng năm. Sau khi hái về đem loại bỏ đất cát và tạp chất, sau đó chất thành đống cho ra mồ hôi.

Sau đó rải ra chỗ thoáng gió để làm se mặt nấm, tiếp tục chất đống và đem phơi thêm vài lần cho đến khi bề mặt nấm nhăn nheo. Cuối cùng đem phơi âm can cho đến khi nấm khô hoàn toàn. Hoặc có thể thái nấm tươi thành từng miếng rồi phơi ở nơi thoáng gió cho khô.

  1. Bảo quản

Bảo quản nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.

  1. Thành phần hóa học

Nấm phục linh chứa các hợp chất triterpenoid, chất khoáng, beta-pachyman, protein, mỡ, histamine, gum, beta-pachymanase, adenine, lipase,…

Vị thuốc bạch phục linh

  1. Tính vị

Vị ngọt, nhạt, tính bình.

  1. Quy kinh

Quy vào Tỳ, Tâm, Thận và Phế.

  1. Bạch linh có tác dụng gì?

– Tác dụng của bạch linh theo Đông y:

  • Công dụng: An thần, kiện tỳ, lợi thủy, hòa vị, trừ thấp,
  • Chủ trị: Tỳ khí hư nhược, tiểu tiện khó, mất ngủ, đàm ẩm, nhịp tim nhanh, tiêu chảy, phù nề, chứng thấp nhiệt (viêm bàng quang, chướng bụng), yếu tim.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Nấm bạch linh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, hạ đường huyết, giảm nguy cơ loét bao tử.
  • Thành phần polysaccharide trong dược liệu có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng tế bào ung thư, lợi tiểu và an thần.
  • Ngoài ra, nước sắc từ nấm phục linh còn có tác dụng ức chế trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn đại tràng, xoắn khuẩn và tụ cầu vàng.
  1. Cách dùng – liều lượng

Bạch linh được sử dụng ở dạng hoàn, tán và sắc, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các dược liệu khác tùy vào mục đích sử dụng. Liều dùng tham khảo: 6 – 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng

  • Tiểu quá nhiều, di hoạt tinh do hư hàn, tỳ hư hạ hãm (sa dạ dày, sa trực tràng) và thoát vị không nên sử dụng bạch linh với liều lượng lớn.
  • Tránh dùng giấm khi đang sử dụng bài thuốc và món ăn từ nấm phục linh.
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn